Mục tiêu tài chính là gì? 5 mục tiêu tài chính bạn nên đạt được trước tuổi 30

Ý nghĩa của mục tiêu tài chính và những lợi ích mà bạn nên biết. Cách thiết lập mục tiêu tài chính hiệu quả và danh sách 5 mục tiêu nên đạt trước tuổi 30.

Mục tiêu tài chính là gì? 5 mục tiêu tài chính bạn nên đạt được trước tuổi 30

Bạn luôn cảm thấy mình không thể tiết kiệm hoặc gặp khó khăn về tài chính khi phải quyết định mua một thứ gì đó? Bạn không biết làm thế nào để có thể tự chủ tài chính và thực hiện những dự định cá nhân như du lịch, học tập hoặc trả các khoản nợ? Lời khuyên mà mình muốn mang đến cho bạn là hãy thiết lập mục tiêu tài chính một cách hợp lý để dễ dàng sở hữu được những thứ mà mình mong muốn.

Vậy thì mục tiêu tài chính là gì và làm cách nào để bạn thiết lập mục tiêu tài chính hiệu quả? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay qua bài viết sau!

Mục tiêu tài chính là gì? 

Mục tiêu tài chính là những mục tiêu cá nhân về tài chính mà bạn đang mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là những con số cụ thể mà bạn cần đạt được trong thời gian bao nhiêu năm. Các mục tiêu có thể được lên kế hoạch thực hiện trong thời gian ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo ngân sách và thu nhập của bạn như du lịch, trả nợ, mua nhà, mua xe…

Thông qua mục tiêu tài chính, bạn có thể thiết lập các cột mốc cần đạt được và giúp bản thân dễ dàng đạt được mục tiêu, ước mơ theo đúng kế hoạch mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Mục tiêu tài chính là bước đệm để bạn đặt được những dự định trong tương lai (Nguồn: Internet)
Mục tiêu tài chính là bước đệm để bạn đặt được những dự định trong tương lai (Nguồn: Internet)

Những lợi ích việc mục tiêu tài chính mang lại 

Vậy việc lập các mục tiêu tài chính sẽ mang lại những lợi ích gì cho bạn? Bên dưới đây sẽ là một số lợi ích nổi bật mà mình muốn chia sẻ đến bạn.

  • Xác định được thu nhập trung bình và chi phí hàng tháng.
  • Lập kế hoạch chi tiêu và quản lý dòng tiền hiệu quả, hạn chế được những chi tiêu vượt kế hoạch hoặc không cần thiết.
  • Dễ dàng đạt được những mong muốn và mục tiêu của bản thân trong thời gian ngắn.
  • Luôn chủ động tài chính trong mọi tình huống, hạn chế tối đa những tổn thất về tài sản, tinh thần và sức khỏe.
Thiết lập mục tiêu tài chính hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mong muốn và mục tiêu (Nguồn: Internet)
Thiết lập mục tiêu tài chính hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mong muốn và mục tiêu (Nguồn: Internet)

Các loại mục tiêu tài chính

Hiện nay, các loại mục tiêu tài chính đang được chia thành 3 loại chính là ngắn, trung và dài hạn. 

Mục tiêu tài chính ngắn hạn (dưới 3 năm)

Thông thường, các mục tiêu ngắn hạn sẽ là các khoản chi tiêu trong tương lai gần như du lịch, mua các sản phẩm điện tử như laptop, điện thoại, thiết bị gia dụng… hoặc có thể là những kế hoạch sửa chữa nhà cửa với chi phí thấp. Việc đưa ra các mục tiêu ngắn hạn sẽ là bước đệm để bạn lập kế hoạch cho các mục tiêu lớn và dài hạn hơn.

Mục tiêu tài chính trung hạn (từ 3 đến 10 năm)

Mục tiêu trung hạn được biết đến như những mục tiêu lớn hơn có thể thực hiện trong khoảng từ 3 – 10 năm. Cụ thể là chi tiêu cho các kế hoạch trả nợ, mua ô tô hoặc để chuẩn bị tài chính cho việc sinh con…

Mục tiêu tài chính dài hạn (trên 10 năm)

Đối với mục dài hạn, bạn thường sẽ bắt đầu nghĩ đến những kế hoạch cho tương lai xa như đảm bảo tài chính khi về hưu, trả góp mua nhà, mua đất,… hoặc những dự định dành cho con cái về sau. Để đảm bảo những mục tiêu tài chính dài hạn, bạn cần phải tuân theo kế hoạch trung và ngắn hạn một cách kỷ luật.

Thiết lập mục tiêu ngắn, trung, dài hạn theo nhu cầu và khả năng tài chính (Nguồn: Internet)
Thiết lập mục tiêu ngắn, trung, dài hạn theo nhu cầu và khả năng tài chính (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách thiết lập mục tiêu tài chính hiệu quả 

Làm cách nào để bạn có thể đặt ra mục tiêu tài chính phù hợp và thực hiện một cách hiệu quả? Bên dưới đây sẽ là 4 bước mà mình muốn chia sẻ để bạn có thể lên kế hoạch cho chi tiêu của mình trong thời gian sắp tới.

Bước 1: Đánh giá cụ thể tình hình tài chính hiện tại của bản thân

Đầu tiên, bạn nên đưa ra những đánh giá cho tình hình tài chính của bản thân trong thời điểm hiện tại thông qua các hoạt động như:

  • Đo lường thu nhập trung bình trong 3 tháng gần nhất.
  • Dự kiến và đánh giá các khoản thu nhập trong tương lai gần dựa trên tình hình thực tế.
  • Tính toán trung bình các chi phí cố định và chi phí biến đổi qua từng tháng.
  • Trung bình khoản ngân sách dư ra mỗi tháng.
Đánh giá cụ thể tình hình tài chính để lập mục tiêu tài chính (Nguồn: Internet)
Đánh giá cụ thể tình hình tài chính để lập mục tiêu tài chính (Nguồn: Internet)

Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết, cắt giảm bớt những khoản không cần thiết

Sau khi đã có được bức tranh tổng thể về chi tiêu hàng tháng, bạn có thể lên kế hoạch chi tiết và cắt giảm những khoản không cần thiết.

  • Liệt kê chi tiết các khoản chi phí cố định (tiền nhà, tiền điện, nước, xăng xe…) và biến đổi (tiền ăn uống, quà cáp, mừng cưới, mua sắm,…) trong 6 tháng gần nhất.
  • Xác định khoản không cần thiết hoặc có thể tối ưu chi phí sinh hoạt.
  • Cắt giảm những chi không cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn mỗi tháng.

Bước 3: Xác định rõ những điều bạn cần thực hiện trong tương lai

Ở bước này, hãy xác định những mục tiêu mà bạn muốn thực hiện trong tương lai. Ví dụ như bạn lên dự định học tập, phát triển bản thân trong 1 – 2 năm, lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong vài tháng sắp tới, hoặc bắt đầu tiết kiệm để có thể mua nhà, mua xe…

Bước 4: Cân nhắc về khả năng tài chính bản thân

Bạn nên đặt ra những ngân sách phù hợp cho từng mục tiêu tài chính, sau đó thì sắp xếp thứ tự ưu tiên cũng như phân nhóm theo 3 mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Sau đó hãy áp dụng những phương pháp quản lý chi tiêu như  50/30/20 (50% thu nhập cho chi phí cố định, 30% cho những nhu cầu khác và 20% để tiết kiệm), quy tắc 6 chiếc lọ, sử dụng sổ tay Kakeibo…

Ví dụ: bạn có thu nhập là 10.000.000 VNĐ và áp dụng phương pháp 50/30/20, trừ đi những khoản chi phí cố định hàng tháng sẽ còn lại 5.000.000 VNĐ. Bạn dự định sẽ trích ra 30% phần còn lại để mua một chiếc laptop có giá là 18.000.000 VNĐ. Vậy thì chỉ cần 1 năm là bạn đã có thể sở hữu được chiếc laptop yêu thích.

Quản lý chi tiêu bằng các phương pháp như 50/30/20 (Nguồn: Internet)
Quản lý chi tiêu bằng các phương pháp như 50/30/20 (Nguồn: Internet)

Những mục tiêu tài chính cá nhân quan trọng

Tuy nhiên việc chọn lọc ra những mục tiêu tài chính quan trọng khi bước qua tuổi 30 sẽ là một bài toán nan giải. Bởi lẽ điều này cũng một phần cho thấy sự trưởng thành của bạn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời hoặc những bước đột phá trong sự nghiệp. Vậy trước khi bước qua độ tuổi 30, bạn cần phải đạt được những mục tiêu tài chính nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới đây nhé.

Trả hết các khoản nợ

Những khoản nợ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến đời sống tài chính và tinh thần của bạn bởi những phần lãi suất sẽ tăng lên đáng kể qua từng tháng. Trong đó, nợ tín dụng sẽ là món nợ có lãi suất cao và dễ khiến bạn bị tín dụng xấu nhất.

Để có thể lên kế hoạch để trả nợ hiệu quả nhất và hạn chế tối đa mức lãi phải chịu thì bạn có thể chọn sử dụng phương pháp tuyết lở. Đó là một chiến lược trả nợ bằng cách thanh toán các khoản nợ của bạn từ lãi suất cao nhất đến thấp nhất. Có thể kế hoạch này sẽ làm bạn cảm giác kéo dài thời gian tất toán hết nợ nần, nhưng việc thực hiện những bước nhỏ để giải quyết từng khoản nợ sẽ giúp bạn hoàn thành nhanh hơn.

Mục tiêu tài chính đầu tiên là trả hết những khoản nợ (Nguồn: Internet)
Mục tiêu tài chính đầu tiên là trả hết những khoản nợ (Nguồn: Internet)

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Bạn sẽ không thể lương hết những biến cố trong cuộc sống, điển hình như đại dịch COVID-19 hoặc nền suy thoái kinh tế khiến bao nhiêu người phải mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập. Do đó, việc chuẩn bị một quỹ khẩn cấp sẽ cho phép bạn trang trải chi phí của mình trong thời điểm gặp phải biến cố. 

Mua nhà

Mục tiêu này hẳn sẽ khá khó khăn đối với nhiều người nhưng nếu bạn có kế hoạch và quản lý các mục tiêu tài chính một cách hợp lý, thì khả năng mua được nhà cũng sẽ không còn xa. Bạn có thể chọn cách mua nhà trả góp thông qua ngân hàng để có mức lãi suất tốt nhất và chi phí cần trả mỗi tháng nằm trong ngân sách cho phép. Mặc dù vậy thì việc mua nhà cũng là một mục tiêu dài hạn và cần tính kỷ luật cao nên bạn hãy quyết tâm và theo đuổi mục tiêu để đạt được mong ước của mình.

Mua nhà là mục tiêu tài chính dài hạn (Nguồn: Internet)
Mua nhà là mục tiêu tài chính dài hạn (Nguồn: Internet)

Chi phí cho giáo dục

Đây là khoản chi phí nên đầu tư cho dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào và thường sẽ tăng dần theo thời gian. Do đó mà ngân sách dành cho giáo dục và phát triển bản thân nên được xếp vào mục tiêu tài chính dài hạn để bạn có thể cân đối chi phí sao cho hợp lý nhất.

Tiết kiệm cho hưu trí

Tiết kiệm cho hưu trí là một mục tiêu tài chính quan trọng bởi đây sẽ là số tiền đảm bảo cho cuộc sống của bạn khi hết tuổi lao động. Thậm chí hiện nay cũng có rất nhiều người trẻ có mục tiêu đạt được tự do tài chính để nghỉ hưu non và tận hưởng cuộc sống. Do đó mà bạn cũng nên lập một kế hoạch chi tiết để tiết kiệm hoặc chọn đầu tư vào những sản phẩm có tính cam kết cao như bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo cho cuộc sống thoải mái khi về già.

Chi phí du lịch, nghỉ dưỡng

Mặc dù chăm chỉ làm việc sẽ giúp bạn đến gần hơn với ngưỡng tự do tài chính, nhưng việc dành cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau những ngày lao động mệt mỏi cũng là điều vô cùng cần thiết. Vì thế mà bạn cũng nên lên một kế hoạch du lịch ngắn hạn để làm mới lại bản thân, nạp lại năng lượng tích cực sau một thời gian chăm chỉ làm việc và tiết kiệm.

Bạn nên lên kế hoạch du lịch để refresh lại tâm trí (Nguồn: Internet)
Bạn nên lên kế hoạch du lịch để refresh lại tâm trí (Nguồn: Internet)

Thông qua bài viết trên, hẳn bạn cũng đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về việc thiết lập mục tiêu tài chính và những mục tiêu nên đạt được ở ngưỡng tuổi 30. Hãy nhớ rằng để bất kỳ dự định nào thành công thì cũng cần tính kỷ luật và sự kiên trì. Do đó mà hãy có cho mình những kế hoạch phát triển bản thân và sự nghiệp thật chi tiết.

Theo: HR Insider

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM